Nét đẹp ẩn mình của nhà gỗ cổ truyền

Nét đẹp ẩn mình của nhà gỗ cổ truyền

Nét đẹp ẩn mình của nhà gỗ cổ truyền thể hiện trong từng chi tiết cấu kiện của nhà gỗ. Theo đó là cả một bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống mà ông cha ta để lại. Không chạy theo lối kiến trúc phương Đông, hay pha trộn nét Tây hiện đại. Mặc dù đã được cải tiến để tiện lợi và phù hợp hơn nhưng kiến trúc truyền thống vẫn không bị thay đổi. Chúng vẫn giữ được đậm nét vẻ đẹp mộc mạc giống như bản chất của con người Việt Nam.

Đôi nét về nhà gỗ cổ truyền

Nhà gỗ cổ truyền thường có kiến trúc thiết kế và họa tiết trang trí cầu kỳ đậm chất Á Đông. Nhà gỗ cổ truyền thường được xây dựng từ các loại gỗ tốt và có chất lượng như gỗ gõ đỏ, gỗ căm xe, gỗ lim,… Và thường có cấu trúc chia theo gian, nổi bật như nhà nhà gỗ 3 gian hay nhà gỗ 5 gian.

Đôi nét về nhà gỗ cổ truyền

Gắn liền với những căn nhà này là mái ngói gạch đỏ cổ kính và khoảng sân gạch nung. Ngoài ra cũng có thêm khoảng sân vườn rộng rãi với nhiều tiểu cảnh như nhà lục giác gỗ hay nhà gỗ bát giác hoặc cây cảnh, ao cá,…

Nét đẹp trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền

Vẻ đẹp của kiến trúc nhà gỗ cổ truyền thể hiện trong từng cấu kiện của nhà gỗ. Cụ thể như sau:

Mái nhà gỗ cổ truyền

Nhà gỗ cổ truyền của người Việt xưa thiết kế là mái thẳng, không cong, chỉ hơi hếch lên ở góc mái. Với thiết kế này không chỉ giúp mái nhà không bị đọng nước, còn giúp nhà luôn thoáng mát. Ngoài ra còn tạo ra sự thanh thoát và trang nhã cho công trình.

Mái nhà gỗ cổ truyền

Mái có dạng mái cong, hơi hếch tại góc mái và võng xuống ở thân mái. Phần dốc chủ yếu ở đỉnh rồi thoải dần xuống diềm màu. Thiết kế mái như vậy chủ được sử dụng trong các công trình công như: chùa chiền, miếu, phủ… Còn trong kiến trúc nhà ở vẫn ưa chuộng kết cấu mái đơn giản, truyền thống xưa.

Cột nhà

Cột nhà là phần đỡ chính, chịu toàn bộ áp lực của ngôi nhà. Phần cột được lựa chọn rất kỹ, phải đảm bảo kích thước và chất lượng. Cột nhà xưa thường sẽ đặt trên các đế chân cột chứ không chôn trực tiếp xuống nền nhằm giúp chống đỡ tốt hơn và giúp cột không bị mục do mối mọt dưới đất gây ra.

Cột nhà

Chạm khắc

Trong thiết kế của nhà gỗ cổ truyền đường nét chạm khắc có vai trò vô cùng quan trọng. Mang lại vẻ đẹp, tinh thần, cốt cách và thể hiện được đẳng cấp của gia chủ. Khác với kiến trúc cổ Trung Hoa là lựa chọn những đường nét chạm khắc và màu sơn rực rỡ, kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam lại thể hiện nét đẹp qua sự đơn giản, mộc mạc và bình dị.

Chạm khắc

Ngoài ra nét chạm khắc tinh xảo còn thể hiện tinh thần sáng tạo, tài hoa của người nghệ nhân. Đồng thời là nét đẹp văn hóa trường tồn cùng thời gian của người Việt. Nó lưu giữ cái hồn quê bình dị và đầm ấm của người Việt xưa và nay.

Nguyên tắc thiết kế nhà gỗ cổ truyền

Những mẫu nhà hiện đại hay mẫu nhà gỗ 2 tầng có thể sẽ không còn mang nặng trong mình các tư tưởng cổ xưa. Nhưng vẫn nên lưu ý những nguyên tắc sau đặc biệt là với với những căn nhà gỗ cổ truyền mang đậm nét truyền thống.

Lựa chọn gỗ

Người xưa quan niệm rằng, những cây gỗ bị cưa cụt ngọn hoặc bị sét đánh sẽ mang đến điềm xấu. Vì vậy, khi lựa chọn gỗ xây nhà, bạn cần lưu ý chọn những cây gỗ một thân thẳng, và phải dựng gỗ theo hướng từ gốc đến ngọn, nếu không sẽ là đảo ngược tự nhiên, không tốt.

Phong thủy

Dù là thiết kế nhà gỗ 5 gian hay nhà gỗ hiện đại thì bạn cũng nên nghiên cứu kĩ phong thủy của miếng đất nơi xây nhà để tránh cửa nhà quay ra những hướng xấu, ảnh hưởng không tốt đến người trong nhà.

Khu vực thờ cúng

khu vực thờ cúng phải được đặt ở chính giữa nhà, ở nơi trang trọng nhất trong nhà gỗ, vì đây là không gian tâm linh linh thiêng mà không một gia chủ nào muốn đắc tội.

Công trình phụ

Trái ngược với gian thờ, công trình phụ bị cho là nơi không sạch sẽ nên phải xây dựng cách xa khu vực thờ cúng. Thường công trình phụ của nhà gỗ sẽ không nằm trong không gian nhà chính mà nằm ở ngoài sân.

So sánh với kiến trúc nhà gỗ các nước khác

Kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Việt Nam có nhiều nét độc đáo riêng biệt so với kiến trúc nhà gỗ của các nước khác trong khu vực Đông Á.

So với kiến trúc nhà của Trung Quốc

Nhìn chung thì có những đặc điểm khác biệt sau:

Phần mái và cột

  • Mái nhà Việt Nam có độ dốc thẳng hơn, cong nhẹ ở góc mái, trong khi mái nhà Trung Quốc thường có độ dốc lớn và võng xuống.
  • Cột nhà Việt Nam thường có thân phình to ở giữa, trong khi cột nhà Trung Quốc thường có thân tròn đều.

Trang trí

Nhà gỗ Việt Nam thường sử dụng các chi tiết trang trí hoa văn tinh tế. Trong khi nhà gỗ Trung Quốc thường sử dụng các họa tiết trang trí rực rỡ.

Nhà gỗ trung quốc

So với Nhật Bản

  • Mái nhà Việt Nam có độ dốc thẳng hơn, trong khi mái nhà Nhật Bản thường có độ dốc nhẹ và cong nhiều hơn.
  • Nhà gỗ Việt Nam thường có không gian mở, thoáng mát, trong khi nhà gỗ Nhật Bản thường có không gian kín đáo hơn.
  • Nhà gỗ Việt Nam thường sử dụng các chi tiết trang trí chạm khắc tinh xảo, trong khi nhà gỗ Nhật Bản thường sử dụng các chi tiết trang trí đơn giản hơn.
Nhà gỗ Nhật Bản

Mỗi đất nước sẽ sở hữu những căn nhà gỗ truyền thống thể hiện văn hóa riêng của họ. Và Việt Nam cũng như vậy. Nhà gỗ cổ truyền Việt Nam với vẻ đẹp cổ kính tôn nghiêm đậm chất Á Đông và mang đầy trong mình dấu ấn văn hóa lịch sử của dân tộc. Đây là loại hình kiến trúc nhà ở vô cùng đặc sắc và vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Scroll to Top