Ưu điểm

Lý giải kiến trúc nhà gỗ cổ truyền vẫn được yêu thích cho đến nay

Trong những năm gần đây, song song với những căn nhà hiện đại, nhà gỗ cổ truyền dần nhận được sự tín dụng của nhiều gia chủ. Các mẫu nhà gỗ 3 gian, 5 gian,.. dần xuất hiện trên nhiều tỉnh thành dọc chữ S. Vậy điều gì khiến căn nhà gỗ lại trở nên thu hút như thế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Xem thêm: Mẫu nhà 5 gian đẹp

Đôi nét về nhà gỗ cổ truyền

Nhà gỗ cổ truyền (hay nhà kẻ truyền) là một loại hình nhà ở đã có từ lâu đời. Bắt nguồn từ người dân đồng bằng Bắc Bộ sau đó dần phổ biến trên cả đất nước Việt Nam. Nhà kẻ truyền được làm theo lối xây dựng đặc trưng của người Việt cách đây từ hàng trăm năm. 

Nhà gỗ cổ truyền

Ngày nay những căn nhà gỗ cũng đã được thiết kế sao cho phù hợp với thời đại. Tuy nhiên, chúng vẫn mang những nét đẹp và cấu trúc đặc trưng của căn nhà gỗ cổ truyền. Những mẫu nhà này thường đều có đặc điểm chung là làm bằng gỗ, có mái ngói đỏ, kết hợp với sân vườn rộng rãi, thoáng mát. Sân vườn ngày nay thường được bố trí nhà gỗ bát giác, lục giác, hồ cá, cây cảnh,… Đây là nơi để trò chuyện, thư giãn cùng gia đình hoặc tiếp khách.

Những hình thức nhà gỗ cổ truyền phổ biến

Nhà gỗ cổ truyền thường được phân loại theo số lượng gian, chái. Chúng ta có thể kể đến như:

  • Nhà 3 gian truyền thống
  • Nhà 5 gian hay còn gọi nhà gỗ 3 gian 2 chái
  • Nhà 7 gian hay còn gọi là 5 gian 2 chái
  • Nhà 9 gian hay còn gọi là 7 gian 2 chái

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và nhu cầu tiêu dùng mà gia đình sở hữu những căn nhà gỗ đẹp riêng. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là mẫu nhà 3 gian hoặc 5 gian. Vì chúng phù hợp với điều kiện và nhu cầu sử dụng của người Việt Nam ta.

Nhà gỗ 3 gian

Nhà gỗ 3 gian có kết cấu  bao gồm ba gian riêng biệt. Gian ở giữa sẽ được chú trọng nhất vì đây thường đặt bàn thờ tổ tiên và kê bàn ghế tiếp khách. Hai gian hai bên thường là phòng ngủ hay nơi cất chứa đồ. Thiết kế nhà này đảm bảo sự thông thoáng rộng rãi nhưng đôi khi thiếu đi sự riêng tư.

Nhà gỗ 3 gian

Nhà gỗ 5 gian

Nhà gỗ 5 gian sẽ có 5 gian phòng chia theo chiều dài của căn nhà. Kích thước các gian sẽ có sự khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của các gian. Thông thường gian giữa và 2 gian chái ngoài cùng sẽ được làm rộng hơn. 

Những loại gỗ tốt để làm nhà gỗ

Những yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà gỗ cổ truyền

Để thiết kế 1 nhà gỗ cổ truyền thực sự rất khó và kỳ công. Để tạo được 1 căn nhà gỗ độc đáo mà không làm mất đi nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta cần chú ý một số yếu tố sau.

Vị trí và hướng nhà

Để tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên căn nhà thường được làm dọc theo hướng Đông – Nam. Vị trí làm nhà cũng cần được hợp lý, thuận tiện và tương thích với môi trường xung quanh.

Cấu trúc nhà

Một căn nhà gỗ cổ truyền sẽ có cấu trúc bao gồm hệ khung gỗ chắc chắn và được kết nối bằng các khóa gỗ hoặc đinh. Để tăng cường tính cứng chắc và độ bền vững cho căn nhà thì các bản lề, thanh gờ và đinh sắt cũng được sử dụng.

Cấu trúc nhà gỗ

Mật độ và kích thước phòng

Loại hình nhà gỗ này thường có mật độ phòng hợp lý. Nó được thiết kế với không gian mở. Mỗi phòng chức năng sẽ được làm theo nguyên tắc thông gió, ánh sáng tự nhiên và tiện ích sử dụng. 

Cửa và cầu thang

Những căn nhà gỗ này thường sử dụng cửa bức bàn được trang trí bởi các hoa văn đặc trưng. Cầu thang có thể được thiết kế nhẹ nhàng và tinh tế, tạo ra sự sang trọng.

Trang trí nội thất

Nội thất trong nhà gỗ cổ truyền cũng rất được chú ý. Chúng thường được làm từ gỗ tự nhiên. Đặc biệt cũng được trang trí bằng các hoa văn, khắc hoặc chạm trổ tinh xảo. Các món đồ nội thất có thể kể đến như bàn ghế gỗ, giường ngủ gỗ tràm đẹp, kệ sách gỗ đẹp, đèn trang trí,…

Trang trí nội thất

Màu sắc và vật liệu

Căn nhà gỗ cổ truyền nổi bật với màu sắc tự nhiên của gỗ. Các vật liệu của nhà gỗ thường bao gồm gỗ, đá và tre. Những vật liệu này cũng góp phần tạo ra sự gần gũi và ấm áp.

Yếu tố tâm linh

Loại hình nhà gỗ này thường thể hiện một vài nét yếu tố tâm linh, tín ngưỡng dân gian. Ví dụ như việc đặt các biểu tượng phong thủy, tượng thần, bàn thờ gia tiên hoặc sân chùa trong nhà.

Những lý do giúp nhà gỗ cổ truyền vẫn rất được yêu thích

Sự xuất hiên của những căn nhà hiện đại hay những căn nhà gỗ 2 tầng cũng không thể thay thế hoàn toàn những căn nhà gỗ truyền thống. Mặc dù mang trong mình nét cổ kính, những căn nhà vẫn đảm bảo được công năng của nó cùng với những giá trị nổi bật sau.

Giá trị sử dụng

Được làm từ những chất liệu gỗ tốt, chất lượng như gỗ lim, gỗ gõ đỏ, gỗ căm xe, gỗ mít… Những căn nhà gỗ trở nên cứng chắc, ít bị sâu thủng mối mọt cũng như co ngót cong vênh, bền bỉ dẻo dai. Vì thế các công trình nhà gỗ có thể có giá trị sử dụng đến hàng trăm năm. Ngoài ra, những chất liệu gỗ trên cũng rất đắt đỏ càng thể hiện được đẳng cấp, vị thế của gia chủ.

Giá trị thẩm mỹ

Những mẫu nhà gỗ đẹp đều nổi bật bởi màu sắc gỗ, vân gỗ tự nhiên. Mỗi loại gỗ sẽ đem lại 1 màu sắc và vẻ đẹp riêng biệt của nó.

Giá trị thẩm mỹ

Ngoài ra, giá trị thẩm mỹ còn được thể hiện ở những chi tiết hoa văn. Những đường nét chạm khắc bên trong – ngoài căn nhà vô cùng tinh xảo, sắc nét đến từng chi tiết. Đây là nét đẹp riêng mà những căn nhà hiện đại không thể có được.

Giá trị tinh thần và sức khỏe

Có câu “Tậu trâu – lấy vợ – xây nhà”. Vậy mới thấy việc xây nhà từ xưa đến nay vẫn luôn được xem trọng đối với người Việt. Đặc biệt, việc xây nhà không hề dễ dàng vì chúng tốn rất nhiều tiền của, công sức. Nên chọn nhà sao cho phù hợp, thoải mái là vô cùng quan trọng. Những căn nhà gỗ mộc mạc sẽ cho cảm giác nhẹ nhàng, bình yên và gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt nhà gỗ còn mang lại sự thoáng đãng mát mẻ khi hè về và ấm áp vào mùa đông. Chất liệu nhà ở cũng rất tốt cho sức khỏe của con người. Chúng xuất phát hoàn toàn từ tự nhiên, không gây dị ứng mũi hay ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Đây cũng là một lý do lớn khiến nhiều gia chủ yêu thích những căn nhà gỗ mộc mạc.

Giá trị tâm linh, tín ngưỡng

Ngày nay cũng không khó để bắt gặp những căn nhà thờ họ cổ truyền; hay bên trong những căn nhà gỗ cổ truyền thường sẽ có 1 gian thờ nằm ở gian chính của căn nhà. Theo quan niệm dân gian của ông cha ta, gỗ có tính lành, thuộc hệ mộc. Chúng tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và phát triển không ngừng. Bởi vậy hầu hết nhà thờ họ, từ đường, đền, chùa, miếu, đình được xây dựng bằng gỗ vẫn rất nhiều cho đến nay.

Chi phí xây dựng một căn nhà gỗ cổ truyền

Những căn nhà gỗ cổ truyền được được làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên, nên chi phí cao là điều không tránh khỏi. Giá để hoàn thiện một căn nhà gỗ cổ truyền sẽ ảnh hưởng bởi những yếu tố sau: 

  • Thiết kế: Sau khi đã xác định được mẫu phân loại nhà gỗ mà bạn mong muốn thì sẽ thực hiện thiết kế ra bản vẽ. Tùy vào từng diện tích, quy mô khác nhau mà chi phí này sẽ cao thấp khác nhau. 
  • Loại gỗ và vật liệu thi công: Đây là yêu tố chiếm từ 80-85% tổng báo giá thi công. Các loại gỗ thông thường có thể giúp giảm chi phí xây dựng. Các loại gỗ quý hiếm có thể tạo ra một ngôi nhà đẹp và sang trọng, nhưng đòi hỏi một khoản vốn lớn. Giá gỗ cũng có xu hướng tăng theo hàng năm. Ngoài ra cũng có thêm: gạch, ngói, đá, xi măng…. 
  • Kích thước và mức độ cầu kì của căn nhà: Thường thì những căn nhà có kích thước lớn sẽ đòi hỏi chi phí lớn hơn. Sự tỉ mỉ trong việc đục chạm và cầu kỳ trong thiết kế cũng là những yếu tố quyết định chi phí thi công nhà truyền thống. 
  • Đơn vị thị công: Hiện nay, chưa có một báo giá cố định cho việc thi công. Mỗi đơn vị sẽ có báo giá riêng phụ thuộc độ uy tín, kinh nghiệm và chất. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tin chọn xưởng mộc để thi công nhà truyền thống.

Trên đây là toàn bộ những lý do giải thích cho mức độ ưa chuộng của nhà gỗ cổ truyền. Ngoài ra cũng có những chia sẻ hữu ích khác về loại hình nhà gỗ này. Hi vọng sẽ giúp cho các bạn đưa ra sự lựa chọn tốt nhất. 

Scroll to Top