Gỗ lim là loại gỗ quý hiếm với giá trị cao được người Việt ứng dụng từ xa xưa. Đến tận ngày nay, nó vẫn nổi tiếng là loại gỗ thuộc nhóm “tứ thiết”. Vì vậy, gỗ lim là cái tên quá quen thuộc đối với các công trình nhà gỗ cổ truyền như nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian hay nhà gỗ 2 tầng. Những công trình nhà gỗ lim không những bền, đẹp, phù hợp với thời tiết của Việt Nam mà nó còn thể hiện đẳng cấp của chủ sở hữu ngôi nhà.
Xem thêm: Nhà gỗ hiện đại
1. Sơ lược về gỗ Lim
Gỗ lim là cách gọi chung cho một nhóm sản phẩm thuộc loài lim; như lim xẹt, lim đỏ, lim xanh hoặc các giống lim được nhập khẩu từ nước ngoài như lim Lào, lim Nam Phi…Chúng thuộc nhóm tứ thiết: đinh, lim, sến, táu.
Thông tin cơ bản
Theo khoa học thì cây lim lay cây gỗ lớn thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum. Cây lim sống và phát triển tốt ở môi trường khí hậu nhiệt đới mưa và có đất sét sâu. Vì vậy, phân bố ở nhiều vùng thuộc nam Phi và châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Lào,…
Cây mọc chậm, một cây gỗ lim trưởng thành có thể cao từ 20-30m. Đường kính gỗ lim khoảng 2m, thân tròn và thẳng. Chúng có màu hơi nâu đến nâu thẫm. Đặc biệt sẽ chuyển sang màu đen khi ở lâu dưới bùn và nước.
Mức độ quý hiếm
Gỗ lim thuộc dòng gỗ có giá trị kinh tế cao, mang đến sự sang trọng đẳng cấp. Ở Việt Nam, chúng được xếp vào loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm II. Vì đây là loại cây gỗ lớn, rất cứng nên khả năng chịu lực tốt, không bị mối mọt tấn công. Đặc biệt sở hữu vân gỗ dạng xoắn khá đẹp. Tuy nhiên gỗ lim có mùi hắc, gây kích ứng thính giác.
Cách nhận biết gỗ lim
Để tránh mua phải gỗ kém chất lượng, các bạn nên lưu ý một vài cách nhận biết gỗ lim như sau:
- Mùi hương: Khác biệt với những loại gỗ khác quý khác, gỗ lim có mùi hắc, gây kích ứng thính giác. Đặc biệt chúng có mùi rất khó chịu khi còn là gỗ tươi.
- Trọng lượng: Nói về trọng lượng thì gỗ lim là loại gỗ nặng nhất hiện tại. Hãy so sánh trọng lượng gỗ này với các loại gỗ khác. Tuy nhiên độ nặng sẽ khác nếu là loại gỗ tươi và gỗ lim đã qua xử lý.
- Nước vôi: Gỗ lim khi tiếp xúc với nước vôi khoảng 1 giờ sẽ chuyển sang màu thâm đen đặc trưng.
2. Phân loại gỗ lim phổ biến tại Việt Nam
Theo như phía trên, gỗ lim có rất nhiều loại, tuy nhiên trên thị trường tồn tại 4 loại chính là lim xanh, lim xẹt, lim Lào và lim Nam Phi.
Gỗ lim xanh
Là gỗ có dác màu xám nhạt, gỗ non có màu vàng nâu, khi già có màu vàng đen. Khi mới được chặt, lõi bên trong có màu xanh vàng và sau đó sẽ chuyển thành màu nâu thẫm. Gỗ có dăm thô, thớ xoắn, chéo và hơi óng ánh. Loại gỗ này có đặc điểm là rất bền, óng đẹp và không bị mối mọt hoặc mục ở trong điều kiện tự nhiên.
Gỗ lim xẹt
Là loại gỗ có nguồn gốc của nước ta. Chúng có chiều trung bình cao từ 20 – 25m có màu vàng nâu. Đây là nhóm các loại gỗ có tỉ trọng trung bình, nằm trong nhóm V. Vân gỗ nhỏ không đều, mạch to mật độ trung bình, nhu mô quanh mạch rõ. Tuy nhiên với giá thành thấp hơn, nó có ưu điểm khá bền, không dễ bị cong vênh, mối mọt.
Gỗ lim Nam Phi
Là loại gỗ được nhập khẩu từ Nam Phi. Chúng được nhập khẩu sang nước ta với hình thức gỗ xẻ hoặc dạng cây tròn. Gỗ lim Nam Phi có màu nâu đến nâu đỏ có ánh xanh với các đường vân gỗ nhỏ mịn. Mặc dù chỉ được đánh giá ở mức tầm trung và thấp hơn so với gỗ lim Lào. Tuy nhiên nó vẫn có độ cứng chắc cao, bền bỉ, chịu được tác động mạnh. Và đặc biệt giá thành mềm hơn nhiều so với gỗ lim Lào nên đang rất được ưa chuộng.
Gỗ lim Lào
Gỗ lim Lào được khai thác tại Lào và nhập khẩu về Việt Nam sớm hơn so với lim Nam Phi. Chúng đặc biệt phù hợp với điều kiện thời tiết của nước ta. Gỗ lim Lào thường được khai thác khi tuổi gỗ cao nên đảm bảo chất gỗ đanh chắc và độ chịu lực rất tốt. Đặc biệt so với gỗ Nam Phi nó có trọng lượng nặng hơn từ 1,2 – 1,5 lần. Bởi có cấu trúc gỗ đặc và chắc hơn cũng vì thế mà giá thành tương đối cao. Gỗ lim Lài có màu tự nhiên màu đỏ, vân gỗ mịn. Sau khi qua xử lý bề mặt phun bóng thường có màu sắc sáng đẹp và cuốn hút.
3. Gỗ lim trong nhà gỗ cổ truyền
Mặc dù trên thị trường tồn tại nhiều loại gỗ quý. Nhưng đối với những công trình nhà gỗ cổ truyền có thể kể đến như nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian hay nhà thờ họ; cái tên được nhắc đến nhiều nhất vẫn là nhà gỗ lim.
3.1 Đặc điểm nổi bật của những căn nhà gỗ lim cổ truyền
Những ngôi nhà gỗ lim cổ truyền thường có những nét kiến trúc cổ kính độc đáo riêng biệt của nó.
Tính thẩm mỹ cao
Ta có thể thấy những công trình nhà gỗ lim đều là những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc. Nó thể hiện rõ ở mái ngói dốc đứng, vòm mái gỗ, cột và dầm gỗ lim; tất cả đều được điêu khắc tinh xảo. Ngoài ra màu sắc của những căn nhà gỗ lim cũng rất đẹp. Khi qua bàn tay của người thợ gỗ lim hiện nổi bật lên với sắc nâu sẫm đẹp mắt cùng với những vân gỗ sắc nét. Đặc biệt, nếu gỗ lim được ngâm dưới bùn lâu thì mặt gỗ sẽ chuyển màu đen tuyền, thớ gỗ xoắn chéo lộ rõ, mặt gỗ bóng.
Tuổi thọ tương ứng với độ bền bỉ của nhà gỗ
Công trình Chùa Keo – kỳ quan gỗ Lim 400 năm tuổi tại Thái Bình là minh chứng sống rõ ràng nhất. Gỗ Lim có tính bền, cứng và phù hợp với thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam. Vì vậy, nhà gỗ lim gần như không bị nứt nẻ hay biến dạng do khí hậu thời tiết. Đồng thời ít khi bị mối mọt tấn công. Ngoài ra, khả năng bám màu sơn tốt và lâu dài của gỗ lim giúp cho màu sắc ngôi nhà gỗ luôn giữ trọn nét thanh lịch và sang trọng. Những nét hoa văn, chạm khắc nhờ đó không mất đi giá trị của mình. Tất cả những điều trên chứng minh tuổi thọ nhà gỗ lim rất cao, có thể lên đến hàng thế kỷ.
3.2 Nên chọn gỗ lim Nam Phi hay Lào
Hiện nay hai loại gỗ lim được sử dụng nhiều trong làm nhà gỗ cổ truyền đó là gỗ lim Lào và lim Nam Phi. Mỗi loại đều sẽ mang trong mình những ưu điểm riêng. Tuy nhiên về chất lượng, cả hai đều đáp ứng được những yêu cầu để làm nhà gỗ. Chúng đều đem đến sự đẹp mắt về thẩm mỹ, tuổi thọ cho căn nhà.
- Nhà gỗ lim Lào: giá thành của loại gỗ này đi đôi với chất lượng mà nó mang lại. Đây là loại gỗ có đặc tính là ít sâu, ít mối mọt, vân gỗ đẹp, tông màu nhẹ nhàng. Cũng vì lượng khai thác quá nhiều, hiện nay loại gỗ này còn rất ít. Việc lựa chọn và nhập khẩu để làm nên căn nhà gỗ cổ truyền sẽ tốn khá nhiều chi phí và thời gian tìm nhà phân phối.
- Nhà gỗ lim Nam Phi: đây là sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho lim Lào khi bạn không có đủ chi phí; hoặc không tìm thấy nguồn lim Lào chất lượng. Loại gỗ này rất rắn chắc, bền bỉ và ít mối mọt. Lim Nam Phi được rất nhiều gia chủ chọn lựa làm nguyên liệu thực hiện căn nhà gỗ cổ truyền, cũng như đồ dùng nội thất.
Xem thêm: Mẫu cửa gỗ Lim đẹp kèm bảng báo giá cửa gỗ Lim mới nhất
3.3 Một hình ảnh về nhà gỗ lim 3 gian
Ngoài những công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian hay nhà gỗ 2 tầng. Gỗ lim còn dùng để xây dựng nhiều mẫu nhà gỗ bát giác, nhà gỗ lục giác đẹp mắt.
4. Giá thành gỗ lim mới nhất
Tùy thuộc vào phân loại mà gỗ lim sẽ có mức giá khác nhau. Điều này thuận tiện cho người dùng có thể thoải mái lựa chọn theo tình hình tài chính của bản thân.
Giá thành theo m3
Theo số liệu được tìm hiểu mới nhất của chúng tôi, giá của các loại gỗ lim như sau:
- Gỗ lim Nam Phi: 18.000.000 VND – 20.000.000 VND/m3
- Gỗ lim Lào: 25.000.000 VND – 30.000.000 VND/m3
- Gỗ lim xanh: 25.000.000 VND – 30.000.000 VND/m3
- Các loại gỗ lim khác có giá khoảng 14.000.000 VND/m3
Giá để xây dựng ngôi nhà gỗ lim
Để ước lượng chi phí xây nhà gỗ lim còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vật liệu, thiết kế, diện tích, thời gian thi công, độ khó,… Tuy nhiên bạn có thể tham khảo cách tính chi phí sau:
Tổng chi phí = chi phí thiết kế + chi phí vật liệu + chi phí nhân công + chi phí phụ kiện
Trong đó:
- Chi phí thiết kế phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi gia chủ.
- Chi phí vật liệu thì bạn có thể tham khảo giá gỗ lim hiện nay.
- Nhân công còn tùy thuộc theo từng loại cấu kiện, độ phức tạp và nhà thi công mà bạn chọn.
- Còn chi phí phụ kiện thì bạn có thể tự ước lượng tùy theo nhu cầu và sở thích cá nhân.
Xem thêm: Nguyên lý thiết kế nhà gỗ
Dựa vào cách tính phía trên thì bạn có thể thấy choáng ngợp vì chi phí xây nhà gỗ lim khá cao. Tuy nhiên, những tiện ích và đặc tính ưu việt mà nó mang lại thì cũng “đáng đồng tiền bát gạo”.
Như vậy là chúng tôi đã gửi đến quý khách những thông tin hữu ích về gỗ lim trong xây dựng nhà gõ. Nằm trong top những loại gỗ tốt, gỗ lim xứng đáng để trở mình thành ngôi nhà gỗ của bạn. Ngoài ra, với những tính năng ưu việt, gỗ lim cũng hoàn toàn phù hợp làm nội thất như cửa phòng đẹp, tủ bếp, tủ gỗ,… Nếu quý khách đang có nhu cầu sử dụng nội hoặc ngoại thất từ Lim Lào hoặc Nam Phi. Hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.