Nghệ thuật chạm khắc trong nhà gỗ

Nghệ thuật chạm khắc trong kiến trúc nhà gỗ

Nghệ thuật Việt Nam đa dạng về phong cách, phong phú về thể loại, giàu có về chất liệu. Trong kho tàng nghệ thuật ấy, chạm khắc gỗ truyền thống là nghệ thuật tạo hình tài hoa. Những tác phẩm điêu khắc, chạm trổ cổ qua nhiều thời đại mang dấu ấn của nhiều thời kỳ lịch sử. Chúng đã góp phần tạo nên những công trình kiến trúc vĩ đại, thiêng liêng. Hiện nay, nghệ thuật chạm khắc gỗ vẫn được lưu truyền; thậm chí phát triển mạnh mẽ. Ta đều có thể nhìn thấy điều này ở những ngôi nhà gỗ, những sản phẩm nội – ngoại thất: giường gỗ, bàn ghế gỗ..

Bài viết có liên quan:  

Cấu tạo nhà gỗ cổ truyền

Hệ rui mè nhà gỗ

1. Định nghĩa chạm khắc gỗ hiện nay

Chạm khắc thủ công bắt nguồn từ điêu khắc. Trong đó: “Điêu” nghĩa là chạm khắc, những lối chạm trổ được gọi chung là điêu. Lấy dao vạch, đục hoặc đâm vào vật gì đó thì gọi là khắc. Chạm khắc là tác động vào những hình khối phẳng gọn ghẽ, tinh tế nhất. Điều này nhằm diễn tả tác phẩm hay phổ thông ý nghĩa của tác phẩm. Chạm khắc có hai nhánh nhỏ. Một là chạm khắc trên mặt phẳng như tranh khắc gỗ. Hai chạm khắc trên những hình khối, còn được gọi làm chạm khắc tượng tròn.

Chạm khắc tượng gỗ là một công thức nghệ thuật, song vẫn mang tính thực tế. Hiện nay, người thợ sử dụng các công cụ như dao, búa, đục… để đục, khoét, trạm trên các khối gỗ khác nhau. Tạo nên các sản phẩm mang tính hữu ích cho cuộc sống; như giường gỗ óc chó, tủ bếp gỗ liu chiu, cửa gỗ. Hay những ngôi nhà gỗ tinh xảo; như nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ 2 tầng hoặc nhà gỗ lục giác, nhà gỗ bát giác… 

2. Chạm khắc gỗ trên các công trình nhà gỗ cổ truyền lâu đời

Trong di sản nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật chạm khắc gỗ Việt Nam có 1 lịch sự phát triển vững mạnh và đa dạng. Ta có thể nhìn thấy rõ ở các công trình di tích lịch sử; điển hình như đình làng, đền điện, chùa miếu cổ hay nhà gỗ bát giác, nhà gỗ lục giác cổ. Tất cả đều chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ đời sống và tín ngưỡng của dân tộc ta qua các thời kỳ.

Chạm khắc nhà đình gỗ xưa

Đối với Việt Nam, những ngôi đình mang dấu ấn to lớn của nền văn hóa lâu đời. Đình là một công trình cổ kính đồ sộ và bề thế bậc nhất. Vì vậy mỗi người dân trong làng sẽ ra sức bảo vệ. Nó vừa là ngôi nhà chung của mỗi làng mạc. Vừa là nơi thờ cúng các vị anh hùng của dân tộc. Ngoài ra đây cũng là nơi tế lễ, nơi nhân dân họp hành cũng như để vui chơi, giải trí. Những ngôi đình có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Nó mang trong mình những chạm khắc tinh xảo tồn tại qua hàng trăm năm: Long, Lân, Quy, Phụng, hoa lá hay cảnh sinh hoạt gần người dân…

Đặc biệt, những tác phẩm nghệ thuật nay không hề theo 1 khuôn khổ. Chúng không hề gò bó, cứng nhắc. Chúng tự do biểu hiện hơi thở, suy nghĩ và cuộc sống của con người. Tất cả thể hiện dấu ấn của một triều đại; một nền văn minh từ những ngày đầu dựng nước đến hiện tại.

chạm khắc nhà gỗ xưa

3. Chạm khắc trong công trình nhà gỗ

Nghệ thuật chạm khắc nhà gỗ là biểu tượng của hình thức trang trí. Đồng thời thể hiện sự tôn kính với công trình kiến trúc truyền thống; như nhà gỗ hay nhờ thờ họ, đền chùa.

3.1 Những cấu kiện nhà gỗ được chạm khắc thủ công

Trong quá trình hội nhập, thợ ngày càng sáng tạo ra được nhiều hoa văn tinh xảo, với đường nét sống động. Trong tổng thể nguyên lý kiến trúc thiết kế nhà gỗ cổ truyền, hệ khung của cấu kiện bao gồm: ván lá đề, thượng lương, câu đầu, xà nách, ván nong, rường, xà thượng, xà hạ, nghé bảy, bẩy, cửa,…. Tùy thuộc vào gia chủ mà tổng thể kiến trúc trên nhà gỗ sẽ được chạm khắc, bổ sung những họa tiết tinh xảo nhất.

Thông thường trong đó:

  • Đầu dư: thường được chạm khắc đầu rồng.
  • Đấu: chạm khắc sen hóa.
  • Xà, bẩy và hệ vì kèo: chạm khắc hoa lá.
  • Đầu bẩy: thường được chạm khắc chữ “Thọ”.
  • Kẻ biên: được chạm khắc là đề, chữ “Thọ”.
  • Cốn, ván nong và cánh cửa: có thể là chạm khắc phong cảnh, phù điêu,… Tùy thuộc vào dụng ý của chủ đầu tư mà có sự đa dạng trong phong cách trang trí.

Ngoài ra, gia chủ có thể kết hợp với trang trí và chạm khắc trên những đồ nội thất; như bàn thờ, sập thờ, trường kỷ, sập gụ, cuốn thư, câu đối và các phụ kiện đồ thờ.

3.2 Nghệ thuật chạm khắc gỗ

Theo thời gian, nghệ thuật chạm khắc thủ công ở nước ta có nhiều sự sáng tạo và đổi mới. Chúng theo phong tục tập quán cũng như văn hóa riêng biệt của mỗi vùng miền. Ngay từ thuở sơ khai, nghệ nhân đã chạm khắc rất nhiều hình thù tinh xảo khác nhau. Mỗi hình thù đều mang những ý nghĩa của riêng nó.

Chạm khắc hoa văn

Để làm được hoa văn từ đơn giản nhất đến khó nhất; đòi hỏi người thợ phải có sự khéo léo, sự bền bỉ cũng như đầy tính sáng tạo. Được du nhập từ phương Tây, các hoa văn “Hoa lá Tây” mang tính nghệ thuật cách điệu. Tượng hình: lá là lá, hoa là hoa. Tuy nhiên, không cụ thể là loại hoa lá nào. Cho đến ngày nay, loại hoa văn này vẫn được sử dụng rộng rãi. Chúng ta có thể nhìn thấy trên các đồ dùng nội thất hoặc công trình nhà gỗ; như: nhà gỗ bát giác, nhà gỗ lục giác hay nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian… Chúng được khắc trên hầu hết các bề mặt của cấu kiện xây dựng nhà gỗ.

Những nét chạm khắc tinh xảo

Chạm khắc con giống - "Tứ Linh "

Nghệ thuật chạm khắc gỗ trên các công trình nhà gỗ đặc biệt nổi bật qua các chạm khắc con giống mang mô típ “Tứ Linh”.

Chạm khắc tứ linh nhà gỗ
  • Rồng: Đại diện cho vương quyền, biểu thị sức cho mạnh vô song. Trong cách trang trí từ đường, nhà gỗ, hay bàn thờ gia tiên, hình ảnh đầu rồng được chạm khắc rất cầu kì. Những đường nét uyển chuyển được tái hiện rõ nét: trán cao, mũi sưu tử, mắt to, râu dài, miệng rộng, trên đầu là hình ảnh cặp sừng sắc nhọn.
  • Kỳ lân:  Nếu Rồng là vua thì Kì Lân chính là Thái Tử. Miệng ngậm ngọc, mắt tròn, dạng mình hươu. Biểu hiện cho sự nhân từ, hiền hậu và thông thái. Đây là hình ảnh đại diện cho sự tốt lành và may mắn.
  • Chim phượng: được tôn vinh là chúa của các loài chim. Sinh ra từ mặt trời và lửa thiêng. Là hình ảnh của sự hiền đức, phúc lộc. Đại diện cho ngọn lửa linh thiêng và vĩnh cửu.
  • Rùa (Quy): Thường được tượng trưng cho trời và đất – hình mai rùa như bầu trời. Biểu tượng cho sự trường tồn, sinh lực và sức chịu đựng bền bỉ dài lâu.

Chạm khắc phong cảnh

Ngoài chạm khắc con giống, hoa văn thì chạm khắc phong cảnh được sử dụng nhiều trong trang trí nhà gỗ hay nhà thờ họ. Chúng là những hình ảnh được nhân cách hóa, mai hóa, trúc hóa, long hóa, phượng hóa,…. Một số công trình không thể chạm khắc hình tượng “tứ linh”. Bởi do tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Vì thế mới gọi là chạm khắc nhân cách hóa. Những hình ảnh cỏ cây, hoa lá, động thực vật trong cuộc sống thường nhật mang đến một sức sống mới mẻ, nhiệt huyết. Trong đó bộ tứ quý Xuân – Hạ – Thu – Đông, Mai – Trúc -Cúc – Tùng được sử dụng là chủ đạo.

Chạm khắc phong cảnh

Có thể nói, nghệ thuật chạm khắc gỗ trang trí nhà cổ truyền thống và trang trí nội thất, là một nghệ thuật đặc sắc. Kết hợp nhuần nhuyễn với nghệ thuật tả thực, sự tài hoa của người thợ trong cách sắp xếp bố cục. Điều này đã góp phần tạo nên một nền nghệ thuật văn hóa dân gian độc đáo, kho báu tinh hoa nghệ thuật thế giới. 

Ngoài những ngôi nhà gỗ cổ truyền bắt mắt. Chúng tôi còn thiết kế, chạm khắc những sản phẩm nội thất gỗ: Cửa gỗ, giường gỗ, tủ bếp; sofa gỗ óc chó … Rất vui vì được phục vụ khách hàng trên mọi phương diện.

Scroll to Top