Cấu trúc nhà gỗ

Hệ thống rui mè nhà gỗ

Ở những ngôi nhà gỗ truyền thống, hệ rui mè hay còn gọi là xà gồ, là thành phần quan cấu tạo quan trọng trong kiến trúc mái nói riêng; và kiến trúc tổng thể cho ngôi nhà gỗ nói chung. Đồng thời, nó góp phần hình thành nên một phần mái có kiến trúc vững chắc, khoa học, an toàn và đầy tính thẩm mỹ.

Một số tư vấn hữu ích:

1. Vậy rui mè gỗ là gì

Hiểu một cách đơn giản, rui mè là những thanh xà gỗ với độ cứng, độ bền cao và khả năng chịu lực rất lớn. Trong đó, rui có chiều dài theo mái trước và mái sau. Còn mè là các thanh gỗ được đặt song với với các thanh hoành, đè lên các rui. Cụ thể như sau:

  • Rui là thanh gỗ dạng thanh vuông hoặc hình chữ nhật. Nó có chiều dài theo hướng mái trước và mái sau. Có kích thước khá mỏng. Vị trí rui được lắp đặt thường nằm đè lên thanh hoành.
  • Mè là các thanh gỗ dạng thanh vuông hoặc hình chữ nhật. Nó có chiều dài theo hướng mái ngang. Mè có tác dụng liên kết và giữ rui. Thông thường, để các thanh mè nhìn lên không bị lộ, người ta sẽ đặt vị trí các thanh mè sẽ được giấu ở các thanh hoành. Khoảng cách các thanh mè nằm thưa hơn rất nhiều.
Hình ảnh rui mè gỗ

Với nhà gỗ cổ truyền, rui mè thường được sự dụng nguyên liệu gỗ.

2. Hệ rui mè gỗ

Rui mè được sử dụng để tạo nên hệ thống khung gỗ cho mọi loại mái ngói của nhà gỗ; như nhà gỗ 3 gian, 5 gian hoặc nhà bát giác hay nhà lục giác. Có vai trò chịu lực giữa các thanh mốc và dầm chính của mái.

Bản vẽ rui mè gỗ

Kích thước của rui mè gỗ

Các thanh mè đỡ ngói là những thanh gỗ đặt song song với nhau, vuông góc với phần dốc của mái. Để đảm bảo độ chịu lực, kết cấu các thanh mè được đỡ bằng thanh rui phải có kích thước lớn hơn. Rui mè đạt được chất liệu tốt nhất thì nên sử dụng kích cỡ như sau :

  • Kích thước cỡ mè tối thiểu là 50 mm x 25 mm.
  • Rui trung tâm là 600 x 600 mm.
  • Khoảng cách mè từ 310 đến 343mm.

Giá thành của rui mè gỗ

Tùy theo từng chất liệu gỗ, giá của loại vật liệu này sẽ khác nhau. Hầu hết, rui mè sẽ sử dụng vật liệu gỗ giống với loại sử dụng để thi công nhà. Và thông thường, chi phí rui mè sẽ được tính tổng với chi phí xây dựng nhà gỗ.

3. Vai trò rui mè trong ngôi nhà gỗ

Trong một ngôi nhà gỗ 3 gian, 5 gian hoặc nhà lục giác hay bát giác; thì cấu kiện rui mè đêu rất quan trọng. Rui mè đảm bảo được tính ổn định, sức chịu lực và độ bền cho mái ngói. Đồng thời tạo nên một cái nhìn thẩm mỹ cho tổng thể cho ngôi nhà. Cụ thể như sau:

  • Tạo khung xương và chịu lực: Rui mè có độ cứng rất tốt, nó được đặt ngang theo hướng mái trước và mái sau. Điều này sẽ giúp giữ cho các miếng ngói cố định, làm cho mái ngói cứng cáp và an toàn hơn.
  • Độ bền và ổn định: Rui mè phải được làm từ các thanh xà gỗ, có độ bền cao và khả năng chịu lực lớn. Đồng thời có khả năng chống mục nát và mối mọt. Việc này  đảm bảo rằng, khung xương sẽ kéo dài tuổi thọ và không bị hư hỏng dễ dàng.
  • Tương đối dễ dàng lắp đặt: Rui mè có kích thước và hình dạng tiêu chuẩn. Giúp việc lắp đặt trở nên dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Nó có thể được cắt và thay đổi theo yêu cầu. Vì vậy, có thể tạo ra một khung xương hoàn chỉnh và chính xác nhất.
  • Tạo sự đồng nhất và thẩm mỹ: Rui mè giúp điều chỉnh và căn chỉnh độ cao của các miếng ngói. Tạo ra một bề mặt mái ngói đồng đều, bắt mắt và đầy tính thẩm mỹ.

4. Một số lưu ý khi lắp đặp rui mè gỗ

Để ngôi nhà gỗ được hoàn mỹ nhất. Không chỉ nhà thầu, mà gia chủ cũng cần nắm bắt được những lưu ý khi lắp đặt rui mè. 

Lựa chọn thanh rui và mè

Các mè đỡ ngói thường là các thanh gỗ. Đối với mè được đỡ bằng các thanh rui lớn, có chiều dài, chiều rộng lớn hơn. Đối với những ngôi nhà gỗ lớn: nhà gỗ 3 gian, 5 gian hay nhà gỗ 2 tầng; chúng ta càng cần lựa chọn những loại gỗ tốt, có khả năng chịu lực cao để làm mè. Gỗ cần có độ thẳng, bền chắc cao và đủ năm tuổi để ngăn chặn sự võng mái theo thời gian.

Đo đạc, sắp xếp vị trí lắp đặt rui mè

Trong quá trình lợp ngói, người thợ phải đo đạc rất kỹ lưỡng, tỉ mỉ sắp xếp vị trí lắp đặt các rui mè hợp lý. Rui mè phải được đảm bảo đặt ở các vị trí với khoảng cách chính xác. Điều này giúp hạn chế tình trạng rui bị nhô ra phần mái hiên, khiến quá trình lợp ngói không đồng đều. Ngoài ra làm tăng thêm chi phí cho việc cắt ngói tại vị trí rìa mái; hoặc vị trí tiếp giáp giữa mái và tường.

Cấu tạo rui mè gỗ

Lắp đặt rui mè

Khi người thi công khi lắp đặt, phải đảm bảo trong cùng một hàng các thanh mè phải có độ cao tương đối đều nhau. Điều này giúp cho việc lợp ngói được dễ dàng, thẩm mỹ. Đồng thời tránh khả năng bị ứ nước, gây dột cho ngôi nhà. Hai thanh mè trên cùng tại nóc, phải gần nhau và có khoảng cách phù hợp từ 50 – 100mm ( tùy thuộc vào độ dốc của mái). Giúp cho quá trình lợp ngói nóc, ngói lót nóc sẽ che phủ hàng ngói chính đẹp nhất cho ngôi nhà gỗ. Thanh mè cuối cùng ở vị trí mái hiên cần phải có độ cao gấp đôi mè kế bên. Do hàng ngói cuối cùng không nằm chồng lên hàng ngói nào nữa.

5. Kết luận

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về rui mè. Hy vọng qua bài viết này, gia chủ cũng như người thi công sẽ nắm rõ về rui mè. Từ đó xây dựng được những ngôi nhà gỗ hoàn mỹ, đóng góp thêm vào nhiều công trình kiến trúc đẹp của Việt Nam.

Bên cạnh việc thiết kế – thi công những mẫu nhà gỗ. Chúng tôi còn làm ra nhiều mẫu cửa gỗ đẹp như: cửa gỗ 1 cánh, cửa gỗ 2 cánh, cửa gỗ 4 cánh… Hi vọng được hợp tác với quý khách trên mọi công trình.

Scroll to Top