Nhà gỗ cổ truyền là loại công trình có kiến trúc cổ đặc trưng. Chúng mang những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Với đặc trưng của kiến trúc nhà gỗ là hệ thống các cấu kiện liên kết với nhau bằng mộng gỗ. Cấu kiện này được gia công làm sao cho các mộng gắn kết khăng khít với nhau. Tạo thành một kết cấu nhà gỗ vững chãi. Hãy cùng tìm hiểu về các cấu tạo nên một căn nhà gỗ cổ truyền nhé.
Bài liên quan:
1. Hệ thống cột của nhà gỗ
Bộ phận đầu tiên của cấu tạo nhà gỗ cổ truyền đó là hệ thống các cột. Phía trên cột sẽ là hệ thống các vì kèo; và xà kết nối các cột đó lại với nhau. Nhờ đó hợp thành một bộ khung nhà gỗ chắc chắn.
Thông thường một nếp nhà nếu làm đủ cột sẽ có 6 hàng chân. Trong đó 2 hàng cột cái được bố trí nằm giữa. Kế đến phát triển ra 2 hàng cột quân 2 bên. Sau cùng là 2 hàng cột hiên. Một nếp nhà gỗ 5 gian 6 vì làm đủ cột sẽ có 36 cột. Còn kết cấu nhà 3 gian 4 vì sẽ có 24 cột.
Hệ thống cột gỗ lim Nam Phi
Ngày nay để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng ở thế giới hiện đại. Đồng thời để bố trí không gian hợp lý hơn. Thì hiện tại các công trình nhà gỗ cổ truyền thường sẽ lược bớt hàng cột hiên hậu và trốn 2 cột cái. Nhằm để giúp không gian được thoáng đãng hơn. Cũng như gian giữa cũng tạo cảm giác rộng rãi hơn nhiều.
Kết cấu cột gỗ nhà cổ truyển
Ví dụ với nhà gỗ 5 gian sẽ có 22 cột với 5 hàng chân. Nhìn sừng sững vững chãi như những chàng lực sỹ hiên ngang bảo vệ ngôi nhà. Thông thường trong nhà gỗ cổ truyền thì cột cái sẽ có đường kính lớn nhất và cao nhất. Sau đó giảm dần đến các hệ cột quân và cuối cùng là cột hiên.
Cột gỗ là bộ phận nâng đỡ chịu lực cho toàn bộ phần khung mái. Ngày nay cột gỗ còn phải đảm bảo có màu sắc đẹp, vân gỗ đẹp, Cũng như phải đem lại giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.
2. Câu đầu - thượng lương
Câu đầu và thượng lương cũng là 2 cấu tạo quan trọng trong nhà gỗ cổ truyền. Chúng được các gia chủ vô cùng chú trọng khi dựng nhà gỗ. Bởi vì nó không chỉ đơn thuần là một cấu tạo nhà gỗ đơn thuần. Mà còn mang trong mình những ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Câu đầu
Câu đầu là dầm ngang chính đặt trên cùng. Được gác lên các cột cái. Giúp khoá các đầu trên của các cột cái trong hệ kết cấu khung nhà.
Chữ viết trên câu đầu thường được viết bằng phông chữ Quốc ngữ hoặc Hán Nôm. Các chữ này được xin từ các thầy đồ hoặc các thầy phong thủy. Và được viết theo cách viết câu đối, câu đối trên câu đầu thường là câu đối thơ phổ biến có 5 chữ. Chữ viết trên câu đầu thường có nội dung nêu lên những mong ước trừ ma diệt quỷ. Cũng như con cháu đời sau luôn được hưởng mọi điều tốt đẹp của trời đất.
Thượng lương
Thượng lương là thanh xà gỗ đặt ở vị trí đỉnh nóc nhà. Trên đó thường khắc ngày tháng năm khởi công và hoàn thành nhà. Nhằm thể hiện thời khắc cất nóc là tốt đẹp. Được lưu truyền lâu dài giúp cho đời sau biết và yên tâm sinh sống, thờ cúng gia tiên.
3. Xà và vì kèo
Với nhà gỗ 5 gian thông thường sẽ có 4 vì giữa và 2 vì thuận. Còn cấu tạo nhà gỗ 3 gian thì sẽ có 2 vì giữa và 2 vì thuận. Vì kèo nhà gỗ cổ truyền có thể được làm theo lối kẻ truyền. Hoặc chồng rường đấu sen. Đôi khi cũng có thể kết hợp linh hoạt cả 2 lối kiến trúc này trong 1 căn nhà.
Vì giữa kết hợp chồng rường đấu sen và kẻ truyền (kẻ ngồi). Vì thuận là kiến trúc chồng rường đấu sen với các con rường xếp chồng lên nhau. Chi tiết chạm khắc họa tiết hoa lá tây truyền thống với đường nét uốn lượn mềm mại.
Thường thì 1 căn nhà gỗ cổ truyền sẽ bao gồm rất nhiều các loại xà khác nhau. Chúng có nhiệm vụ kết nối các cột với nhau. Đó là:
- Xà mếch: được nối từ cột cái sang cột quân của nhà, trốn 1 cột cái.
- Xà lòng: xà chính nối 2 cột cái theo chiều sâu lòng nhà.
- Xà nách: nối cột cái vs cột quân theo chiều sâu lòng nhà.
- Xà đại: xà dưới nối 2 cột cái theo chiều dài ngôi nhà.
- Xà thượng: xà phía trên đỉnh nối 2 cột chính theo chiều dài ngôi nhà.
- Xà máng cột quân: xà nối 2 cột quân theo chiều dài ngôi nhà…
4. Kẻ hiên nhà gỗ
Kẻ hiên có tính năng chịu lực đỡ phần mái hiên. Cấu tạo này còn mang đến giá trị thẩm mỹ rất lớn cho căn nhà gỗ cổ truyền. Kẻ hiên là dầm gác từ cột quân sang cột hiên; với một phần kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái. Thiết kế kẻ hiên nhà gỗ với hình dáng cong cong uốn lượn mềm mại.
5. Phần mái nhà
Cấu tạo nhà cổ truyền tiếp theo đó là phần mái. Cấu kiện này bao gồm phần đỡ mái và ngói. Giúp che nắng, che mưa và bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động của môi trường, thời tiết. Phần mái nhà gỗ cổ truyền gồm hệ thống hoành, rui mè và ngói lợp. Đại đa số mái nhà cổ truyền thường được thiết kế dạng mái đao.
Trong đó:
Hoành là các xà/dầm chính nằm cách đều, đỡ rui mái và được kê lên vì. Hoành được đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà.
Rui mè là các thanh xà gỗ đặt dọc theo chiều dốc mái gối lên hệ thống hoành và đặt vuông góc với hoành.
Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói đồng thời tạo độ phẳng cho mái. Gạch màn ngồi trực tiếp trên lớp rui mè.
Ngói lợp trong nhà gỗ cổ truyền thường là ngói mũi hài bằng đất nung, trực tiếp chống thấm dột và chống nóng, lợp trên lớp gạch màn.
6. Hệ thống cửa bức bàn
Cửa bức bàn là một nét đặc trưng nhất trong cấu tạo nhà gỗ. Đây được xem như là bộ mặt các công trình nhà gỗ cổ truyền. Cửa bức bàn thường nằm giữa hai cột của một gian nhà gỗ. Số lượng cánh cửa bao gồm 2,4 hoặc 6 cánh. Tuy nhiên phổ biến nhất là 4 cánh.
Cửa bức bàn được chia làm 5 khoảng. Trong đó 3 khoảng nhỏ đan xen với 2 lá pano to. Các lá pano này có thể đục chạm các hoa văn tinh xảo sắc nét. Cũng có thể để trơn với nhiều gia đình ưa chuộng phong cách tối giản.
Trên đây là những chi tiết cấu tạo nhà gỗ cổ truyền được tổng hợp lại. Hy vọng chúng sẽ là tài liệu hữu ích khi bạn đang có ý định dựng nhà gỗ cổ truyền. Là một trong những đơn vị giàu kinh nghiệm trong thiết kế và thi công trọn gói các công trình nhà gỗ cổ truyền. Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách. Nhằm dựng lên ngôi nhà tâm huyết của quý khách. Trân trọng cảm ơn.