Lễ phạt mộc của nhà gỗ

Lễ phạt mộc nhà gỗ

Trong nền văn hóa lâu đời người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Từ xưa dân ta vẫn luôn quan niệm và tin tưởng vào tâm linh. Ta tin rằng cúng bái, xin phép thần linh, tổ tiên thì công việc cũng được suôn sẻ thuận lợi. Và việc làm nhà cũng không phải là ngoại lệ. Trong quá trình làm nên một căn nhà gỗ đẹp sẽ có một số nghi lễ quan trọng. Lễ Phạt Mộc là một trong số đó.

> Xem thêm: Cấu tạo nhà gỗ cổ truyền

1. Khái niệm lễ phạt mộc nhà gỗ

Nghi lễ phạt mộc có từ rất lâu đời, phạt mộc thường diễn trước khi thực hiện xây dựng một căn nhà gỗ. Đây là nghi lễ trình báo với các vị thần linh, thổ địa, ông tổ nghề Mộc. Do đó cũng có thể hiểu đây là cúng khởi công ban đầu trước khi xây dựng bất kì ngôi nhà gỗ nào; như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian hay nhà gỗ 2 tầng,…

Nghi lễ phạt mộc

Ngày xưa, gia chủ sẽ mua gỗ và đón tổ thợ có tay nghề về tại nhà mình để thi công. Theo đó gia chủ sẽ tự sắm sửa lễ vật thắp hương tổ tiên và thổ thần. Người thợ cũng sắm sửa lễ vật dâng lên bàn thờ tổ sư nghề mộc. Tuy nhiên ngày nay, hình thức chủ yếu là hợp đồng giao khoán trọn gói. Vì vậy đa số việc làm Lễ Phạt Mộc thường được thực hiện tại cơ sở sản xuất.

2. Ý nghĩa của lễ phạt mộc

Lễ Phạt Mộc là nghi lễ mang ý nghĩa to lớn trong tâm linh. Nghi lễ diễn ra với mong muốn cầu xin thần linh, ông bà, tổ nghề phù hộ cho chủ nhà lẫn anh em thợ thuyền. Mong cho tổ thợ thi công nhà gỗ được an toàn, thuận lợi. Ngôi nhà của gia chủ được hoàn thành suôn sẻ, không gặp khó khăn trắc trở trong mọi quá trình làm nhà.

Bởi vì những cây gỗ được đưa vào sử dụng để xây dựng những ngôi nhà gỗ 3 gian hay nhà gỗ 5 gian đều là những cây gỗ to, lâu năm, cổ thụ. Vì thế người ta nghĩ rằng cây sẽ là nơi để tá túc, trú ngụ của nhiều linh hồn. Chính vì thế, nghi lễ diễn ra với tâm niệm, mong muốn nữa là hóa giải, cắt kết cho linh hồn của cây. Mong muốn các vong hồn, âm linh được siêu thoát. Và cho phép gia chủ cùng thợ thuyền được chuyển hóa những thân gỗ thành những bộ phận cho căn nhà gỗ.

Lễ phạt mộc thi công chùa

Còn nữa, nghi lễ này chính là sự trình báo với tổ nghề mộc về công việc của người thợ sẽ thực hiện. Điều này nhắc nhở những người thợ làm việc cần cẩn thận và chu đáo. Như vậy mới có thể hoàn thành đúng công việc, trách nhiệm của mình.

3. Quy trình chuẩn bị lễ phạt mộc

Trước khi bắt đầu xây dựng bất kì loại nhà gỗ cổ truyền nào từ ngôi nhà gỗ bình thường cho đến nhà gỗ 3 gian, 5 gian; thì lễ phạt mộc nhà gỗ là một nghi lễ quan trọng trong quá trình làm nhà. Chính vì vậy, công đoạn chuẩn bị cần sự rất tươm, chu đáo. Tất cả nhằm thể hiện lòng thành kính của gia chủ, chủ đầu tư với tổ nghề.

Địa điểm tổ chức lễ phạt mộc

Xưởng gỗ của đơn vị thi công nhà gỗ sẽ là địa điểm tổ chức buổi lễ. Khu vực làm lễ được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ. Mâm lễ được đặt trang trọng trên các khối gỗ. Khu vực xưởng này cũng chính là nơi người thợ tiến hành gia công cấu kiện nhà gỗ sau khi buổi lễ kết thúc. 

Địa điểm tổ chức lễ phạt mộc

Ngày và giờ tiến hành lễ phạt mộc

Việc chọn ngày lành tháng tốt có ảnh hưởng tương đối lớn đến sự thành bại của nghi lễ. Ngày, giờ phù hợp sẽ là một điềm lành, mọi chuyện đều suôn sẻ, tài vượng đầy nhà, hưng thịnh lâu dài. Do đó việc chọn ngày, giờ tốt để tiến hành lễ phạt mộc cần kỹ càng, cẩn thận.

Mâm cúng lễ phạt mộc

Mâm cúng của lễ phạt mộc thường sẽ có: Xôi, gà luộc, mâm quả, rượu gạo, gạo, nước, muối, nến, hoa, bát hương, giấy tiền.. tùy vào lòng thành của gia chủ. Các vật phẩm được đặt trên chính những cột gỗ sẽ được dùng làm nhà. Bên dưới được trải một lớp khăn vải đỏ. Tất cả sẽ được bố trí sắp xếp một cách gọn gàng hợp phong thủy.

Mâm cúng lễ phạt mộc

4. Quá trình tiến hành lễ phạt mộc

Nghi lễ được tổ chức với sự góp mặt của những người có liên quan. Đặc biệt cần có chủ đơn vị làm nhà gỗ, gia chủ, bác thợ cả. Những người này là những người đại diện và có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nhà gỗ. Thường thì thầy cúng sẽ được gia chủ mời về để thực hiện nghi lễ. Và người chủ trì và thực hiện là đại diện gia chủ và bác thợ cả.

Thầy làm lễ phạt mộc

Cầu khấn, cúng bái

Thầy cúng cầm một nắm hương đang cháy, đọc chú, thư phù. Đại ý câu chú là không để các linh hồn, tà ma quấy nhiễu. Người thợ cả lên làm lễ báo cáo, tiếp đến là chủ xưởng, gia chủ.

Bật mực trên sào

Sau khi thầy thắp hương cầu khấn xong sẽ tiến hành bật mực trên sào. Để chọn được cây sào cần phải chọn cây tre thẳng đốt. Sào khi đi đọc lần lượt sẽ là “thịnh – suy – bí – thái ”. Đốt cuối của sào sẽ là “thịnh”, để cầu mong cho sự thịnh vượng và tài lộc.

Bác thợ cả dùng chỉ, bút đánh dấu các kích thước, thông số cơ bản lên trên thanh sào. Những thông tin này đã được mã hóa bằng những ký tự đơn giản, dễ đọc dễ hiểu và cô đọng. Thông tin trên sào tre có ý nghĩa như một bản vẽ thu nhỏ của công trình. Sau này nếu nhà gõ cần được sửa chữa, chỉ cần lấy sào tre xuống, dựa trên những thông tin ghi trên sào mà làm.

> Kiến thức nhà gỗ: Thước tầm nhà gỗ

Ký hiệu trên cây thước tầm

Phạt mộc

Bước tiếp theo, người thợ cả có một nghi thức là dùng rìu chặt 3 hoặc 5 nhát vào cột gỗ. Mang ý nghĩa là đánh dấu bước đầu tiên trong việc làm nhà gỗ. Sau đó đại diện gia chủ sẽ báo cáo và chặt 3 hoặc 5  nhát vào các cột gỗ. Số 3 tượng trưng cho 3 chữ Phúc – Lộc – Thọ. Số 5 tượng trưng cho 5 chữ Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh. Cả 2  đều chung một ý nghĩa là hạnh phúc, may mắn, giàu sang, tài lộc, sống lâu và bền vững.

Nghi thức phạt mộc

Như vậy, nghi lễ phạt mộc đã hoàn thành.

Như vậy, hi vọng với bài viết trên đây giúp quý vị có thể hiểu hơn về nghi lễ phạt mộc của nhà gỗ. Việc lựa chọn đơn vị làm nhà gỗ là vấn đề vô cùng quan trọng, gia chủ nên chọn các đơn vị uy tín, chất lượng trên thị trường hiện nay. Với hơn 10 năm kinh nghiệm về thiết kế – thi công đồ gỗ, chúng tôi tự tin mang đến cho gia chủ những ngồi nhà gỗ đẹp nhất. Theo đó là làm ngôi nhà trở nên hoàn mỹ hơn; bởi sản phẩm nội thất gỗ như sofa gỗ, giường ngủ gỗ óc chó đẹp, tủ gỗ,.. Rất mong được phục vụ quý khách!

Scroll to Top